Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông báo mời thầu mặt hàng thứ phẩm-phụ phẩm
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.EU trong thế lưỡng nan với Bắc Kinh
Cách đây vài năm, chị Thảo bắt đầu làm những món đầu tiên trong hành trình giữ lại ký ức tết xưa. Dần dần, qua mỗi năm, góc tết tí hon ngày càng đầy đủ hơn. Nào là cành mai, tranh khảm trai sơn mài, mâm ngũ quả, hủ dưa cải chua, củ kiệu, khay mứt, bánh tai heo, thùng nước ngọt, con heo đất, bộ lô tô…
Phẫn nộ xe tải tạt đầu 'dằn mặt', va quệt với ô tô con… rồi bỏ chạy
Sau chuyến đi săn tôm hùm giống xuyên đêm tại vùng biển Cù Lao Ông Xá (thuộc vịnh Xuân Đài, TX.Sông Cầu), hàng chục chiếc thuyền thúng của ngư dân Vũng Lắm nối đuôi nhau cập bờ. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên ngư dân phấn khởi sau những chuyến đi biển về.Từ tháng 10 âm lịch đến nay, đêm nào ngư dân Vũng Lắm (P.Xuân Đài) cũng nổ máy vươn khơi để săn tôm hùm giống bất chấp thời tiết đang mùa sóng to, gió lạnh. Vừa cập bờ, hàng chục ngư dân tất bật kéo thuyền, dọn lưới thu thành quả sau 6 tiếng đánh bắt ngoài biển.Ông Phan Hô (47 tuổi, P.Xuân Đài) phấn khởi: "Gió mùa Đông Bắc càng to chúng tôi càng được mùa. Thuyền thúng nhà tôi, mỗi đêm kiếm được khoảng 100 con tôm hùm giống, đầu mùa giá bán được 50.000 đồng/con. Như vậy, nhà tôi kiếm được vài triệu đồng mỗi đêm".Nghề săn tôm hùm giống tại các làng biển TX.Sông Cầu bắt đầu từ tháng 10 đến cuối tháng 2 âm lịch hằng năm. Ngư dân thường ra khơi vào ban đêm và kết thúc chuyến đánh bắt lúc sáng tại các vùng biển vịnh Xuân Đài.Theo nhiều ngư dân, suốt từ đầu vụ đến nay, người dân khai thác được rất nhiều tôm hùm giống. Mỗi chuyến săn được ít nhất cũng 50 - 100 con tôm hùm giống, nhiều thì 300 con, cá biệt có tàu khai thác đến cả ngàn con mỗi đêm. Với giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/con, ngư dân có thể thu từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho mỗi chuyến đi săn.Từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Nguyễn Mến (73 tuổi, ở P.Xuân Đài) đã thu về hơn 30 triệu đồng nhờ trúng mùa tôm hùm giống. Chi phí cho mỗi chuyến đi khá thấp, nguồn thu cao nên ông Mến rất phấn khởi."Đi thúng như chúng tôi thì 3 giờ bắt đầu đi, khoảng 5 giờ sẽ đánh lưới, sau 2 tiếng đồng hồ thu lưới để trở về bờ. Nếu trúng có thể kiếm vài chục triệu một mùa, ghe đi khơi xa kiếm được vài trăm. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên tôi rất mừng và mong tết lắm", ông Mến nói.Do nhu cầu tôm hùm giống tại các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu đang tăng cao, việc nhập khẩu giống gặp khó khăn nên nhiều thương lái đợi thuyền săn tôm giống của ngư dân cập bờ để thu mua.Bà Nguyễn Thị Lương (thương lái thu mua tôm hùm giống) thừa nhận: Hiện nhu cầu tôm giống rất cao, do năm ngoái tôm nuôi ở vịnh Xuân Đài chết nhiều. Tôm hùm giống sau khi được thu mua sẽ đưa lên các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu bán lại cho người nuôi tôm. Giá tôm nhập khẩu hiện khá cao nên người nuôi ưu tiên mua tôm giống tự nhiên.Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND P.Xuân Đài, thông tin: "Năm nay, ngư dân các làng biển tại P.Xuân Đài khai thác tôm hùm giống sản lượng tăng hơn 30 - 40% so với năm ngoái. Hiện giá tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên có chiều hướng giảm so với đầu vụ nhưng ngư dân vẫn có nguồn thu nhập rất cao và đây là động lực để bà con bám biển, tăng thu nhập để mùa tết thêm vui".
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh được thực hiện đến hết ngày 30.6.2025. Kể từ ngày 1.7.2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng mã số thuế theo quy định tại Điều 35 luật Quản lý thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Theo đó, mã số thuế dành cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân là mã số thuế do cơ quan thuế cấp là số định danh cá nhân do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước đối với trường hợp sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định.Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, người phụ thuộc quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Người nộp thuế tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024 bao gồm cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh); cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn trao tặng 100 phần quà cho cộng đồng
Hai quốc gia có nhu cầu nhập khẩu dầu thô lớn ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đang dự tính tăng mua dầu từ Nga. Theo dữ liệu do LSEG Oil Research tổng hợp, khu vực này đã nhập khẩu 27,48 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3, tăng từ 26,7 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 27,18 triệu thùng/ngày trong tháng 1. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố tập trung vào việc giảm sản lượng, không giảm xuất khẩu.